Xông hơi: Xông hơi thuốc là phương pháp thông qua hơi nóng bốc lên của nước thuốc Y Học Cổ Truyền vào da để làm ra mồ hôi, làm thông đường thở và làm vệ sinh da ở người bệnh có tác dụng phòng và chữa một số bệnh lý có hiệu quả cao nhưng ít tốn kém.
Chỉ định: Chữa chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi. Tổng trạng bình thường. Hay gặp trong cá bệnh lý: cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc, mày đay, dị ứng, bệnh lý cơ xương khớp, viêm phần phụ,…
Chống chỉ định: Sốt cao sợ nóng không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, không khát nước. Cơ thể suy nhược, vừa ốm khỏi, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa mới sanh xong, đang bị tiêu chảy, đang tăng huyết áp,…
Công thức nồi xông: Tùy điều kiện: Lá cành: Kinh giới, Tía tô, Bạc hà, Hương nhu, Cúc tần, Sả, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Sài đất….Lá: Chanh, Bưởi, Cam, Quýt, Gừng, Tre, Dâu, Cây cứt lợn…..Củ: Gừng, tỏi,… Hoặc các loại dầu chứa tinh dầu: dầu gió xanh, dầu con ó,….Là những dược liệu có tinh dầu, có tính kháng sinh, sát khuẩn. Mỗi loại lấy một nắm nhỏ.
Cách nấu nồi xông: Cho những vị thuốc vào nồi hoặc nước ấm từ 2-4 lít. Đổ nước vừa ngập, đậy nắp kín, đun sôi 5-10 phút thì bắt ra xông ngay.
Cách xông: Đặt nồi xông thật vững chắc ở giũa giường. Người bệnh ngồi cạnh nồi xông, chống hai tay bên cạnh nồi xông cúi khum sao cho đầu cổ ngực ở phía trên miệng nồi, nơi trực tiếp hứng nhiều hơi nước. Người nhà dùng chăn mỏng phủ kín toàn bộ người bệnh và nồi xông. Người bệnh mở hé nắp nồi để hơi nước thoát ra từ từ vừa đủ sức chịu đựng. Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo thì ngừng xông , lau khô người thay áo đắp chăn nằm nghỉ. Có thể sau 6-8 giờ xông lần nữa nếu cần.
Một số lưu ý:
–Ra nhiều mồ hôi không ngừng:
+Tránh gió lùa, giữ ấm.
+Nguyên nhân: Thời gian xông lâu, vệ khí bị hao tổn nên mồ hôi tiếp tục ra.
+Phép điều trị: Bổ nguyên khí.
+Thuốc: Ngậm 1 lát sâm, hoặc uống chè sâm.
-Xử lý bỏng: Rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước mát cho đến khi hết cảm giá đau sau 15-30 phút; Đắp gạc mát lên vết bỏng; Không sử dụng đá hoặc nước đá vì có thể tổn thương mô; Gỡ bỏ trang sức, nhẫn hoặc quần áo có thể gây cản trở cử động hoặc trở nên quá chật kh vết bỏng sưng lên.
Khoa Y Học Cổ Truyền – TTYT Đức Trọng