Khi thời tiết nóng bức làm cho cơ thể thấy bứt rứt khó chiu, bên cạnh đó làn da tiết nhiều mồ hôi dễ gây ra mụn. Đậu đen không những có thể chế biến thành nhiều món ngon thanh nhiệt mà còn có tác dụng trị mụn, làm đẹp da. Đậu đen là loại thực phẩm phổ biến vì có giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của nó. Bộ phận dùng là thuốc là hạt có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh( đậu đen xanh long).
Hạt đậu đen giàu chất dinh dưỡng: protid, lipit, glucid, tro, các khoáng chất: Canxi, Phospho, sắt, caroten, các vitamin: B1, B2, PP, C, nhiều acid amin cần thiết.
Theo Y Học Cổ Truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát quy kinh Tỳ, Thận. Có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Một số cách sử dụng đậu đen như: nấu chè, nấu cháo, làm bánh, xôi đỗ đen, phụ liệu chế biến thuốc, nước đỗ đen, hoặc dùng ngoài trong chăm sóc da.
Vào mùa hè có thể ăn chè đậu đen cho ít muối để bù nước nước điện giải, bồi dưỡng cơ thể.
Một số bài thuốc thanh nhiệt giải độc từ đậu đen. Chữa đái dắt: Đậu đen, Lá sen, Lá dâu, Mã đề, Rau má, Cỏ mần chầu, Bồ công anh nấu nước uống hoặc sắc uống.
Nước uống đậu đen dùng để thannh nhiệt giải độc, bồi dưỡng cơ thể.
Chăm sóc da từ đậu đen: đắp ngoài bột đậu đen+ mật ong trong 20-30 phút, 2-3 lần/tuần, hoặc bột đậu đen+ nước cam, hoặc bột đậu đen+ sữa chua+ nước chanh, hoặc bột đậu đen+ long trắng trứng gà+ nước chanh.
Một số lưu ý khi sử đậu đen:
-Người huyết áp thấp do đậu đen có nhiều Kali làm giảm huyết áp do tăng loại bỏ Natri.
-Người bệnh tạng hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
-Đang uống thuốc.
-Trẻ em< 1 tuổi, người lớn tuổi.
-Chỉ sử dụng 1ly/ngày( 200- 250 ml). Không dùng thay cho nước uống hằng ngày.
Nguồn tham khảo: – Bs CKII: Huỳnh Tấn Vũ, Những cây Thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS: Đỗ Tất Lợi, Thiết bị Y tế Bos Việt Nam.