Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
Trang chủ Y tế Cận Lâm Sàng

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

27 Tháng Bảy, 2023
Thuộc Cận Lâm Sàng, Y tế, Y tế Dự phòng
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
0
SHARES
32
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng 11. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì? Người bệnh nên xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào? Chế độ chăm sóc ra sao? Mời các bạn lắng nghe tư vấn của Khoa Xét Nghiệm -KSNK Trung tâm y tế Đức Trọng nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes (Ae. Aegypti hoặc Ae. Albopictus), chúng ta vẫn thường gọi là muỗi vằn.

Bệnh sốt xuất huyết do một trong bốn loại virus Dengue 1, 2, 3 hoặc 4 gây ra, chúng tồn tại ở 4 dạng tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi bạn nhiễm một loại virus sẽ cho miễn dịch cả đời với loại virus đó, nhưng chỉ có miễn dịch ngắn hạn đối với loại virus Dengue khác. Đây là lý do vì sao, một người có thể bị nhiễm virus Dengue bốn lần trong đời.

Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính lây truyền chủ yếu do muỗi Aedes

Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là tác nhân truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh. Chúng hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người để truyền bệnh. Sự lây truyền giữa người với người xảy ra do muỗi và virus xâm nhập vào vật chủ qua vết muỗi đốt bị nhiễm bệnh.

Khi muỗi vằn cái hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian này, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người.

Khi virus vào cơ thể người, chúng tồn tại trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong giai đoạn gian này, nếu muỗi Aedes chưa nhiễm virus hút máu người thì virus được truyền cho muỗi. Đó là cách mà muỗi Aedes lây truyền virus Dengue cho người.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao 39 – 410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.
  • Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.
  • Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
  • Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Chú ý:Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh

Thời điểm nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm

  • Tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày
  • các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Hệ thống máy móc khoa Xét nghiệm Trung tâm y tế Đức Trọng

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…

Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.

Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.

Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng  miệng, vị trí nơi tiêm truyền…). Nghiêm trọng hơn là chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…

Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

Chế độ ăn:

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây. Tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của người.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não (Hôn mê): Nuôi ăn qua ống thông và phối hợp với đường tĩnh mạch. Chú ý cần thận trọng khi chỉ định đặt ống thông dạ dày. Nếu thời gian hôn mê lâu (>7 ngày) thì phải nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi. Khi bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

  Cách bảo vệ bản thân tránh bị mắc Sốt xuất huyết

Không có vắc xin cũng như thuốc đặc trị cho Sốt xuất huyết, vì vậy, để tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất trước dịch bệnh này. Hãy:

  • Sử dụng bình xịt chống muỗi
  • Mặc quần áo dài tay, sáng màu
  • Lắp lưới chắn muỗi ở cửa sổ
  • Mắc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng khi ngủ
  • Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi khác như thuốc xịt côn trùng, nhang muỗi, đèn bắt muỗi

Và hãy nhớ – DIỆT muỗi và nơi sinh sản của muỗi ở xung quanh khu vực bạn sinh sống vì muỗi chỉ cần 1 lượng nước  chứa vừa trong nắp chai để sinh sản!

Khoa Xét Nghiệm TTYT Đức Trọng Sưu tầm

Next Post
LỢI ÍCH CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU – BẤM HUYỆT

LỢI ÍCH CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU – BẤM HUYỆT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

POPULAR NEWS

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

27 Tháng Sáu, 2023
Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

28 Tháng Bảy, 2023
Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

28 Tháng Bảy, 2023
Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

10 Tháng Năm, 2023
Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện  Đức Trọng.

Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng.

26 Tháng Bảy, 2023

EDITOR'S PICK

Những người cao tuổi yêu vận động ở Bảo Lâm

Những người cao tuổi yêu vận động ở Bảo Lâm

12 Tháng Tư, 2023
Các lực lượng xuyên đêm chữa cháy rừng ở đèo Prenn

Các lực lượng xuyên đêm chữa cháy rừng ở đèo Prenn

12 Tháng Tư, 2023
Bắc Bộ sẽ nồm ẩm trong 3 ngày tới, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Bắc Bộ sẽ nồm ẩm trong 3 ngày tới, Nam Bộ có nơi nắng nóng

12 Tháng Tư, 2023
Điểm mới trong quy định về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản

Điểm mới trong quy định về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản

12 Tháng Tư, 2023

Thông tin đơn vị

Trụ sở: Số 44, Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 02633.843.078  -  06233.842.664

Follow us

Chuyên mục

  • Cận Lâm Sàng
  • Chính trị
  • Chuyển đổi số
  • Công đoàn
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Infographic
  • Khám phá
  • Kinh tế
  • Nghiệp vụ Y
  • Nổi bật
  • Pháp luật
  • Thể thao
  • Thông báo
  • Thông báo mời thầu
  • Thông tin đối ngoại
  • Thông tin thuốc
  • Xã hội
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y tế
  • Y tế Dự phòng

Bài đã xem

  • THÔNG BÁO: Mời chào giá hóa chất tổng hợp năm 2024
  • Bệnh LAO là gì ?
  • Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: CHẨN ĐOÁN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.