QUY TRÌNH KỸ THUẬT
ẤN TIM NGOÀI LỒNG NGỰC VÀ THỔI NGẠT
- MỤC ĐÍCH
– Tái lập lại nhịp đập tim, cung cấp oxy cho não nhanh nhất để cứu sống nạn nhân II. CHỈ ĐỊNH
– Nạn nhân ngưng tim ngưng thở, thở ngáp cá
III. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
– Hồi sức cơ bản : áp dụng ngay khi phát hiện nạn nhân ngưng tim ngưng thở
– Khăn, vải , gạc sạch nếu có
– Mặt phẳng cứng : tấm ván, cánh cửa, mâm inox cỡ lớn, mặt đất, cáng cứng
– Mask cỡ theo tuổi nếu có
– Phiếu chuyển
- KỸ THUẬT XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC VÀ THỔI NGẠT STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 Nhận định nạn nhân: tiếp cận an toàn , thời gian kiểm tra < 10 giây
– Kiểm tra ý thức của nạn nhân: gọi to, kích thích đau (véo da).
– Kiểm tra hoạt động hô hấp của nạn nhân: quan sát lồng ngực, nghe và cảm nhận hơi thở
– Kiểm tra mạch trung tâm:
– Người lớn, trẻ > 8 tuổi: mạch cổ hoặc bẹn.
– Trẻ em < 1 tuổi: mạch cánh tay 2 Gọi người đến giúp hoặc gọi cấp cứu
3 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng (mặt đất, ván, cáng cứng)
4 Ép tim ngoài lồng ngực (C: Circulation ): trên xương ức / vị trí theo tuổi Xác định vị trí ép tim:
– Trẻ sơ sinh, trẻ < 1 tuổi : ngay dưới đường nối 2 vú
– Trẻ 1-8 tuổi : trên chóp x. ức 1 khoát ngón tay
– Trẻ > 8 tuổi : trên chóp x. ức 2 khoát ngón tay –
Người lớn : ½ dưới x. ức Phương pháp ấn
– Trẻ sơ sinh, trẻ < 1 tuổi : ấn bằng 2 ngón tay
– Trẻ 1-8 tuổi : ấn bằng 1 bàn tay cánh tay thẳng góc bàn tay
– Trẻ > 8 tuổi : ấn bằng 2 bàn tay cánh tay thẳng góc bàn tay
– Người lớn : ấn bằng 2 bàn tay cánh tay thẳng góc bàn tay Lực ấn : ít nhất 1/ 3 đường kính trước sau ngực
– Trẻ < 1 tuổi : sâu 2,5 – 4 cm
– Trẻ 1-8 tuổi : sâu 3 – < 5 cm
– Trẻ > 8 tuổi , người lớn: ấn sâu ít nhất 5 cm
– Cho ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu rồi ấn nhịp tiếp theo Nhịp ấn
– Trẻ < 8 tuổi : ấn 30 nhip (1 CCV); 15 nhịp ( 2 CCV )
– Trẻ > 8 tuổi , người lớn: Ấn 30 nhip (1 hay 2 CCV) 5 Khai thông đường hô hấp: – Nới rộng những vật dụng cản trở đường hô hấp nịt áo, thắt lưng
– Dùng ngón tay (khăn, vải sạch, nếu có) móc dị vật trong miệng, họng nạn nhân (nếu có)
– Để đầu nạn nhân ngửa trung gian (nếu không có tổn thương côt sống cổ).
6 Hô hấp nhân tạo
Bóp bóng qua mask:
– Tay nâng cằm (ngón tay 3, 4 và 5 tạo hình chữ E) đẩy ngửa đầu nạn nhân ra phía sau vị trí trung gian.
– Ngón tay 1 và 2 giữ mask hình chữ C ôm kín mũi miệng
– Bóp bóng qua mask / 2 lần o
Trẻ < 1 tuổi: bóng 450 ml o
Trẻ nhỏ: bóng 650 ml o
Trẻ lớn : bóng 1500 ml Vừa bóp bóng vừa liếc mắt nhìn lồng ngực của nạn nhân. 7 Phối hợp nhịp nhàng ép tim ngoài lồng ngực với hô hấp nhân tạo theo tỉ lệ 30 – 2 hoặc 15- 2 tùy theo tuổi của nạn nhân và điều kiện cấp cứu có 1 hay 2 CCV 8 Đánh giá lại tình trạng của nạn nhân sau 2 phút: Kiểm tra mạch, nhịp thở
9 Giữ ấm nạn nhân, cho nạn nhân nằm tư thế thoải mái, mặt nghiêng một bên
10 Ghi phiếu chuyển