Siêu âm trị liệu là ứng dụng một tác nhân vật lý sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz trong trị liệu, là phương pháp kích thích các mô bên dưới bề mặt da bằng sóng âm thanh tần số rất cao, tác động sâu vào cơ thể, kích thích tế bào và các mô gây tác dụng vật lý, sinh lý trên mô cơ thể.
Ngay nay siêu âm trị liệu không còn xa lạ với nhiều người bệnh. Việc trị liệu được thực hiện bằng nhiều cách, sử dụng đầu dò siêu âm quét trực tiếp trên vùng da nơi có bệnh lý. Đầu dò có thể phát sóng siêu âm tần số cao 1-3 MHz với mật độ công suất tối đa lên tới 3W/cm2 để trị liệu.
Sóng siêu âm trị liệu là dao động có áp lực theo chiều dọc nên có tác dụng điều trị sâu, cục bộ với các tác dụng như sau:
-Tác dụng nhiệt: giúp tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn, giãn mạch, chống viêm mạn tính.
-Tác dụng cơ học: Làm mềm cơ, làm mềm và mờ mô sẹo.
-Giảm đau do sinh nhiệt, đồng thời tác dụng lên đầu dây thần kinh cảm giác.
*Chỉ định:
-Bệnh co thắt cơ do thần kinh: co thắt phế quản: hen phế quản, viêm phế quản do co thắt( điều trị vào vùng lên sống bả), hội chứng Reynaud, co thắt cơ do đau, lạnh.
-Viêm gân, đau cơ, chấn thương trong thể thao, cơ bị co cứng, viêm bao hoạt dịch, chứng Arthrosis, vôi hóa các mô, bệnh co thắt Dupuytren, viêm khớp, thoái hóa khớp.
-Viêm tắc tuyến sữa.
-Các chấn thương sau 3 ngày, các vùng sẹo xấu kém nuôi dưỡng.
-Dẫn một số thuốc vào tổ chức cục bộ( siêu âm dẫn thuốc).
*Chống chỉ định
-Trực tiếp lên các u, tinh hoàn, buồng trứng, thai nhi, tử cung đang mang thai, đang hành kinh.
-Trực tiếp vùng khớp trẻ em, trên các đầu xương của trẻ em, nhất là phần sụn.
-Viêm tắc mạch.
-Viêm da cấp.
-Vùng phổi người lao đang tến triển, hoặc viêm hạch do lao. Vùng phổi bị giãn phế quản.
-Trực tiếp vùng chảy máu, đe dọa chảy máu.
-Các chấn thương mới trong 3 ngày đầu.
Quý bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại khoa YHCT-PHCN Trung Tâm Y Tế Đức Trọng sẽ được các bác sĩ có chuyên môn khám chỉ định thuốc cũng như các phương pháp điều trị không dùng thuốc phù hợp đảm bảo việc điều trị có hiệu quả trong thời gian ngắn. Đảm bảo sự hài lòng của người bệnh.
TÀI LỆU THAM KHẢO
1.Bs CK1. Lê Thị Thúy Hằng, Cơ Sở 3-Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM.
2.Bs CK2.Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Khoa Điều trị ban ngày, Cơ Sở 3-Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM.
3.Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng theo Quyết định số 54/QĐ-BYT ngày 06/01/2014.