Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
Trang chủ Thông tin thuốc

NGUY CƠ NHIỄM TOAN LACTIC

Nhiễm toan lactic là phản ứng có hại của metformin và có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm toan lactic và có các dấu hiệu của nhiễm toan lactic cần được tư vấn y tế khẩn cấp.

19 Tháng Chín, 2023
Thuộc Thông tin thuốc
NGUY CƠ NHIỄM TOAN LACTIC
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Dự phòng nguy cơ nhiễm toan lactic khi sử dụng metformin

Khuyến cáo dành cho nhân viên y tế và bệnh nhân về nguy cơ nhiễm toan lactic khi sử dụng metformin, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, mắc bệnh về tim mạch hoặc sepsis (nhiễm khuẩn nghiêm trọng).

Nhiễm toan lactic là phản ứng có hại của metformin và có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm toan lactic và có các dấu hiệu của nhiễm toan lactic cần được tư vấn y tế khẩn cấp.

Metformin là thuốc đào thải qua thận, được chỉ định để điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Nguy cơ nhiễm toan lactic khi sử dụng metformin tăng lên đối với các bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Dưới đây là một số biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm toan lactic:

– Theo dõi chức năng thận và chỉ định liều metformin phù hợp với chức năng thận.

– Đánh giá nguy cơ suy giảm chức năng thận: sử dụng các thuốc gây độc thận và/hoặc khả năng mất nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

– Ngừng sử dựng metformin và tăng cường theo dõi chức năng thận trong trường hợp tiêm thuốc cản quang chứa iod, lưu ý cần đảm bảo cơ thể người bệnh đủ nước.

– Ngừng sử dụng metformin tạm thời khi có tình trạng mất nước cấp tính (do tiêu chảy, nôn mửa dữ dội, sốt hoặc do giảm lượng nước uống vào) và tái sử dụng thuốc khi lượng nước trong cơ thể trở về mức bình thường đồng thời không có tình trạng suy giảm chức năng thận.

– Thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát và/hoặc có tình trạng cấp tính và/hoặc có bệnh mạn tính ở trạng thái mất bù (nhồi máu cơ tim gần đây, suy tim cấp, suy hô hấp, sốc) có khả năng làm thay đổi chức năng thận, dẫn đến nguy cơ nhiễm toan lactic.

Để xử trí nhiễm toan lactic, bệnh nhân sẽ được cấp cứu, hồi sức tích cực và lọc máu để loại bỏ bớt axit lactic ra khỏi cơ thể

THÔNG TIN DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

– Các triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng nhiễm toan lactic ở bệnh nhân:

+ Nôn nhiều lần

+ Đau bụng

+ Chuột rút và đau cơ lan tỏa

+ Cảm giác khó chịu và mệt mỏi nhiều

+ Khó thở

+ Hạ thân nhiệt và giảm nhịp tim.

– Chỉ định chế độ liều theo hướng dẫn trong tờ tóm tắt các đặc tính sản phẩm phù hợp với chức năng thận của bệnh nhân và thường xuyên theo dõi chức năng thận bằng cách tính toán độ thanh thải creatinin.

– Chống chỉ định với các trường hợp:

+ Có bất kỳ tình trạng nhiễm toan chuyển hóa cấp tính nào (nhiễm toan lactic, nhiễm toan ceton)

+ Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 mL/phút)

+ Tiền hôn mê do đái tháo đường;

+ Các tình trạng cấp tính có khả năng làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc;

+ Mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính có tình trạng mất bù của như: nhồi máu cơ tim gần đây, suy tim mất bù, suy hô hấp, sốc;

+ Suy tế bào gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.

– Lưu ý về nguy cơ xảy ra tương tác thuốc, bao gồm:

+ Không khuyến cáo sử dụng đồng thời metformin với các thuốc cản quang có chứa iod do có thể gây suy giảm chức năng thận thoáng qua hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận đã có từ trước: dừng sử dụng metformin trước hoặc tại thời điểm chẩn đoán hình ảnh. Chỉ tái sử dụng thuốc sau tối thiểu 48 giờ, với điều kiện chức năng thận ổn định sau khi đánh giá lại. Trước và sau khi chụp, cần bù nhiều nước (uống ít nhất 2 lít nước), có thể tiêm tĩnh mạch trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn (đái tháo đường kiểm soát kém hoặc glucose niệu do thuốc lợi tiểu thẩm thấu).

+ Một số thuốc có khả năng làm thay đổi chức năng thận: thuốc hạ huyết áp (thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II), thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), kháng sinh nhóm sulfonamid và aminosid. Khi các thuốc này được sử dụng đồng thời với metformin, nồng độ metformin trong huyết tương có thể tăng lên và có thể cần phải hiệu chỉnh liều metformin để giảm nguy cơ nhiễm toan lactic.

– Cần thông báo cho bệnh nhân về:

+ Nguy cơ nhiễm toan lactic có thể xảy ra khi sử dụng metformin

+ Các tình trạng có thể dẫn đến nhiễm toan lactic như nhiễm trùng nặng, mất nước, bệnh đái tháo đường kiểm soát kém hoặc rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa)

+ Cần duy trì uống đủ nước, đặc biệt là trong giai đoạn nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa hoặc trước khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh có tiêm thuốc cản quang chứa iod.

+ Các triệu chứng của nhiễm toan lactic cần được tư vấn y tế kịp thời.

– Nên tạm thời dừng điều trị bằng metformin:

+ Tại thời điểm sử dụng thuốc cản quang có chứa iod theo khuyến cáo của tờ thông tin sản phẩm

+ Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước (do tiêu chảy, nôn mửa, sốt hoặc do giảm lượng nước uống vào), nên tạm thời ngừng sử dụng metformin và cần liên hệ ngay với nhân viên y tế.

+ Trong trường hợp có các triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm toan lactic: tạm thời ngừng sử dụng metformin (trong khi chờ tư vấn y tế) là an toàn, do nguy cơ nhiễm toan lactic có thể gây tử vong.

THÔNG TIN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

– Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

– Thông tin cho bác sĩ về các thuốc đang sử dụng, đặc biệt là thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim, thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID) hoặc thuốc lợi tiểu. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá liệu sử dụng đồng thời metformin với các thuốc trên có phù hợp hay không.

– Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn nếu bạn cần phải thực hiện chẩn đoán hình ảnh có tiêm thuốc cản quang chứa iod.

– Tránh uống quá nhiều rượu và nhịn ăn kéo dài.

– Uống nước thường xuyên (1,5 đến 2 lít mỗi ngày): việc uống đủ nước và theo dõi chức năng thận thường xuyên giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm toan lactic.

– Thận trọng khi cơ thể bị mất nước, có thể do nôn mửa, tiêu chảy, sốt, tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc chỉ là do uống ít nước hơn bình thường.

– Hãy thông báo cho bác sĩ về các yếu tố có thể làm tang nguy cơ gặp nhiễm toan lactic: tiêu chảy, bệnh đái tháo đường kiểm soát kém, nhiễm trùng nghiêm trọng, các vấn đề về gan hoặc bệnh tim, sụt cân nhanh hoặc tình trạng sóng nhiệt tại nơi bạn đang sinh sống.

– Bệnh nhân cần được tư vấn y tế khẩn cấp nếu có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý tình trạng nhiễm toan lactic:

+ Nôn nhiều lần

+ Tiêu chảy

+ Đau bụng

+ Chuột rút và đau cơ lan tỏa

+ Cảm giác khó chịu và mệt mỏi nhiều

+ Khó thở

Tags: NhiemToanLactic
Next Post
SIÊU ÂM LÀ GÌ ?

SIÊU ÂM LÀ GÌ ?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

POPULAR NEWS

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

27 Tháng Sáu, 2023
Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

28 Tháng Bảy, 2023
Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

28 Tháng Bảy, 2023
Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

10 Tháng Năm, 2023
Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện  Đức Trọng.

Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng.

26 Tháng Bảy, 2023

EDITOR'S PICK

Di Linh tuyên truyền phòng tránh thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Di Linh tuyên truyền phòng tránh thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

12 Tháng Tư, 2023
Trung tâm Đăng kiểm Lâm Đồng tiếp nhận kiểm định xe cơ giới trở lại

Trung tâm Đăng kiểm Lâm Đồng tiếp nhận kiểm định xe cơ giới trở lại

12 Tháng Tư, 2023
Bộ Y tế dự thảo hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế mới

Bộ Y tế dự thảo hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế mới

12 Tháng Tư, 2023
Khởi đầu khó khăn của U23 Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier

Khởi đầu khó khăn của U23 Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier

12 Tháng Tư, 2023

Thông tin đơn vị

Trụ sở: Số 44, Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 02633.843.078  -  06233.842.664

Follow us

Chuyên mục

  • Cận Lâm Sàng
  • Chính trị
  • Chuyển đổi số
  • Công đoàn
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Infographic
  • Khám phá
  • Kinh tế
  • Nghiệp vụ Y
  • Nổi bật
  • Pháp luật
  • Thể thao
  • Thông báo
  • Thông báo mời thầu
  • Thông tin đối ngoại
  • Thông tin thuốc
  • Xã hội
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y tế
  • Y tế Dự phòng

Bài đã xem

  • PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
  • BỆNH LAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHÁM TẦM SOÁT BỆNH HÔ HẤP MIỄN PHÍ BẰNG CHỤP X –QUANG PHỔI TẠI XÃ NINH GIA
  • CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY BẰNG NGHỆ VÀ MẬT ONG
  • TRUYỀN THÔNG SỐT RÉT

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.