Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Trung Tâm Y Tế Đức Trọng - Sở Y Tế Lâm Đồng
No Result
View All Result
Trang chủ Y tế

VIÊM AMIDAN

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai - mũi - họng, đặc biệt là ở trẻ em, trong khi đó người trưởng thành ít mắc hơn. Đặc biệt, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập và làm việc của người bệnh.

18 Tháng Chín, 2023
Thuộc Y tế
VIÊM AMIDAN
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
  1. Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai – mũi – họng, đặc biệt là ở trẻ em, trong khi đó người trưởng thành ít mắc hơn. Đặc biệt, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập và làm việc của người bệnh.

Amidan là những tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết trong miễn dịch. Đây là hàng rào miễn dịch vùng họng – miệng, hoạt động mạnh từ độ tuổi 4 – 10 tuổi. Sau khi đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.

Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại quá mức dẫn đến tình trạng viêm tấy, đỏ. Hậu quả là tại Amidan sẽ tập trung các “xác” vi khuẩn và “xác” bạch cầu, mô hoại tử hình thành các cục mủ rất hôi. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn bị yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm nằm trong Amidan (lò viêm) lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.

  1. Nhận biết viêm amidan
  • Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ ở amidan và các dịch mủ tồn đọng, thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật;
  • Amidan phì đại: Hay gặp ở trẻ em, đôi khi gây khó khăn trong ăn uống, giọng nói không rõ ràng (giọng ngậm hạt thị), hệ hô hấp không thông thoát hoặc gây ngáy khi ngủ hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ. Nếu amidan phì đại quá mức có thể dẫn đến việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và nuốt.
  • Amidan có hiện tượng xuất huyết, hốc miệng có những chấm mủ trắng hoặc vàng.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau họng, có thể đỏ, sưng to và đau, lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.
  • Phản ứng phụ: Khi bị viêm amidan, dịch tiết ra sẽ đi xuống dạ dày, các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như sốt, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.
  1. Biến chứng của viêm amidan
  • Viêm tấy – Abscess quanh Amidan: Viêm Amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan, gây đau họng, khó nuốt, nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở có mùi hôi, chảy nước dãi do không thể nuốt được, há miệng hạn chế.
  • Độc tố của liên cầu khuẩn tiết ra khiến bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, Amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp gặp phải các biến chứng viêm màng ngoài timcấp, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng viêm tai giữa, viêm mũi xoang, ….
  • Viêm khớp cấp: Triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay, ngón chân, toàn thân mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
  • Viêm cầu thận sau viêm Amidan và có thể chuyển thành viêm thận cấp rất đáng lo ngại. Bệnh nhân sẽ có hiện tượng phù chân, phù mặt, nhất là khi vừa ngủ dậy.
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ do Amidan phì đại, nếu đồng thời có VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, nghiêm trọng hơn có thể gây thiếu oxy, ngủ không yên giấc.
  1. Viêm amidan nên làm gì?

Viêm Amidan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, cần phải được điều trị sớm. Trong trường hợp viêm Amidan cấp hoặc đợt cấp tái phát của viêm Amidan mạn, mỗi đợt cần dùng thuốc khoảng 10 ngày, do các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng điều trị và theo dõi.

  1. Viêm amidan có nên cắt không?

Không ít trường hợp khi thấy con bị viêm amidan vài lần, phụ huynh liền đến bác sĩ để cắt Amidan cho trẻ. Quan niệm này sai lầm.

Trên thực tế, chỉ định cắt Amidan là rất hạn chế vì Amidan có nhiều lợi ích đối với cơ thể trẻ em. Đa số các trường hợp Viêm amidan nhẹ và không cần thiết phải cắt. Khi Amidan bị viêm nhiễm nhiều, Amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể thì mới nghĩ đến cắt bỏ. Người bệnh bị viêm Amidan cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt Amidan nếu cần thiết.

Chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp sau:

  • Viêm amidan nhiều đợt cấp từ 6 – 7 lần trong vòng một năm hoặc viêm Amidan gây nên những biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoanghoặc biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận….
  • Amidan có kích thước quá to, cản trở ăn uống, gây ra ngủ ngáy, gây ngưng thở lúc ngủ hoặc gây nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.
  • Viêm Amidan mạn tính kéo dài, đã điều trị nội khoa tích cực trong 4 – 6 tuần nhưng bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
  • Áp-xe quanh amidan và có ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
  • Ngoài ra, cắt amidan còn được chỉ định khi có nhiều ngóc ngách của amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng (sỏi Amidan), nuốt vướng hoặc nghi ngờ khối u ác tính.
  1. Lưu ý trước khi thực hiện cắt amidan

Có thể cắt Amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amidan khi Amidan quá to, gây ra cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.

Không cắt Amidan ở bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (bệnh Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…). Nên trì hoãn việc cắt Amidan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

  1. Biến chứng có thể gặp phải khi cắt amidan

Cắt Amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân như: phản ứng với thuốc gây mê – tê, cắt không đúng kỹ thuật, cắt chạm mạch máu lớn gây chảy máu không cầm được, bệnh nhân có rối loạn đông máu…

Vì vậy trước khi cắt Amidan, bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và khả năng đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định cắt Amidan, bệnh nhân nên thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng, không nên phẫu thuật ở các phòng mạch tư vì rất dễ gặp sự cố.

Sau phẫu thuật cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt Amidan từ 7 – 10 ngày nếu có chảy máu bệnh nhân cần đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Đối với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi, nên hạn chế cắt Amidan vì trẻ dưới 5 tuổi cắt Amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, người trên 45 tuổi cắt Amidan sẽ dễ bị chảy máu do Amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… (nguồn BV Vinmec…)

Hiện nay Khoa Ngoại – LCK của TTYT Đức Trọng đã và đang thực hiện phẩu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator ưu việt hiện nay:

Ưu việt khi cắt Amidan bằng máy Coblator

Trước đây, các bác sĩ thường sử dụng dao mổ đơn cực hoặc forcep lưỡng cực, laser, thậm chí cắt Amidan bằng thòng lọng theo phương pháp cổ điển. Tuy nhiên những phương pháp này đều có những đặc điểm chung là chảy máu nhiều, thương tổn mô xung quanh, khó lành, đau nhiều. Đau kéo dài 3-6 ngày sau mổ là mối lo ngại chính của nhiều bệnh nhân.

Cắt Amidan bằng máy Coblator là một phương pháp ưu việt, sử dụng sóng điện từ có tần số cao (sóng rađio) kết hợp kỹ thuật đầu dò thông minh và kính soi điện tử hiện đại. Năng lượng từ sóng rađio sẽ tạo ra một đám mây dẫn diện được gọi là dao plasma phá hủy mô tế bào với nhiệt độ 60-70oC, thấp hơn rất nhiều so với dao điện hoặc laser (200-300oC). Các bước cắt Amidan được tiến hành như sau:

TTYT Đức Trọng những năm qua đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật sử dụng máy Coblator và đưa ra những ưu điểm vượt trội:

– Ít đau do không gây bỏng tổn thương các mô xung quanh.

– Dòng điện tạo ra bằng sóng cao tần làm tắc mạch máu nên giúp cầm máu trong phẫu thuật rất tốt

– Thời gian thực hiện một ca cắt Amidan bằng Coblator chỉ khoảng 20-25 phút

– Đảm bảo loại bỏ triệt để tổ chức viêm nhiễm, giảm biến chứng và rủi ro trong phẫu thuật

– Thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể nói được chỉ sau mổ 1 ngày

                                 Khoa ngoại – LCK Trung Tâm Y Tế Đức Trọng

Tags: AMIDAN
Next Post
CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

POPULAR NEWS

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

Vườn hoa Công Đoàn, Khoa Ngoại TTYT Đức Trọng

27 Tháng Sáu, 2023
Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

Trung tâm y tế Đức Trọng viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).

28 Tháng Bảy, 2023
Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

Vườn Thuốc nam trạm Y tế Hiệp An

28 Tháng Bảy, 2023
Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2023

10 Tháng Năm, 2023
Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện  Đức Trọng.

Phẫu thuật, điều trị thành công một trường hợp ghép da dày phức tạp tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng.

26 Tháng Bảy, 2023

EDITOR'S PICK

Chèo khua vỡ bèo hoa dâu

Chèo khua vỡ bèo hoa dâu

12 Tháng Tư, 2023
Đồng chí Trương Hoài Minh tạm thời phụ trách, điều hành UBND huyện Bảo Lâm

Cát Tiên: Tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi trong Đảng bộ Công an huyện

12 Tháng Tư, 2023
Nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở

Nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở

12 Tháng Tư, 2023
Đà Lạt: Bị phạt 23 triệu đồng vì tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng công trình không phép

Đà Lạt: Bị phạt 23 triệu đồng vì tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng công trình không phép

12 Tháng Tư, 2023

Thông tin đơn vị

Trụ sở: Số 44, Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 02633.843.078  -  06233.842.664

Follow us

Chuyên mục

  • Cận Lâm Sàng
  • Chính trị
  • Chuyển đổi số
  • Công đoàn
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Infographic
  • Khám phá
  • Kinh tế
  • Nghiệp vụ Y
  • Nổi bật
  • Pháp luật
  • Thể thao
  • Thông báo
  • Thông báo mời thầu
  • Thông tin đối ngoại
  • Thông tin thuốc
  • Xã hội
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y tế
  • Y tế Dự phòng

Bài đã xem

  • THÔNG BÁO: Mời chào giá hóa chất tổng hợp năm 2024
  • Bệnh LAO là gì ?
  • Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: CHẨN ĐOÁN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Tổ chức
  • Đơn Vị
  • Tin tức
    • Y tế
    • Chính trị
    • Du lịch
      • Khám phá
    • Đời sống
    • Kinh tế
    • Pháp luật
    • Thể thao
    • Xã hội
  • Thông báo
    • Thông báo mời thầu
  • Dịch vụ
  • Chuyên Khoa
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ

© 2023 Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt - Phát triển và vận hành bởi Máy Tính Đà Lạt.